Cuộc cách mạng văn hóa Cải_cách_Atatürk

Cải cách giáo dục

Cuộc cải cách giáo dục của Mustafa Kemal bắt đầu bằng việc thành lập các trường học khắp Thổ Nhĩ Kỳ, gọi là People's houses (tiếng Thổ: Halk Evleri). Các môn học được giảng dạy gồm ngôn ngữ, văn học, nghệ thuật, thư viện, xuất bản, lịch sử, kịch, thể thao, hỗ trợ xã hội, giảng dạy, và phát triển nông thôn. Hệ thống trường học này được trợ cấp từ ngân quỹ nhà nước và phục vụ cho quần chúng. Chính bản thân Ataturk cũng thường xuyên đi thị sát cả nước, giảng dạy hệ chữ cái mới. Trong thời gian này tỷ lệ biết viết biết đọc tăng từ 20% lên đến 90%.

Những vấn đề trọng tâm của cuộc cải cách là dân chủ hóa và đưa phi dân chủ vào hệ thống giáo dục.Thứ nhất, tất cả các ban quản trị của các trường dân lập hoặc của Bộ các vấn đề tôn giáo đều đưa về dưới quyền của Bộ giáo dục nhà nước.Thứ hai, ngân phí cho giáo dục từ ngân quỹ của Bộ các vấn đề về tôn giáo được chuyển giao cho Bộ giáo dục. Thứ ba, Bộ giáo dục sẽ trích một phần ngân phí cho chuyên ngành tôn giáo, chẳng hạn như trường đào tạo inams (người hướng dẫn cầu nguyện).

Với sự thống nhất giáo dục, cùng với sự chấm dứt các trường đại học kiểu cũ, áp dụng một chương trình giáo dục khoa học hoàn toàn mới từ châu Âu. Viên gạch nền móng cho cuộc cải cách này là trường đại học Istanbul, bằng việc chấp nhận các nhà khoa học Đức, Áo mà đảng Nazi từ bỏ do lý do chủng tộc hoặc bất hợp tác.

Hiện đại hóa

Ngày 1 tháng 11, năm 1928, bảng chữ cái Thổ Nhĩ Kỳ mới ra đời, thay thế hệ chữ cái Arabic cũ. Đây là một phần quan trọng trong chương trình cải cách của Mustafa Kemal, song gặp nhiều phản ứng cho rằng hệ chữ này không thích hợp và thực sự tương ứng với hệ âm vị của tiếng Thổ, mà cần cả các biểu tượng, dấu mới để diễn giải chính xác hơn. Hệ thống các từ mượn nhằm diễn giải các thuật ngữ kĩ thuật được thử nghiệm và áp dụng hết mức có thể. Việc phổ thông hóa tiếng quốc ngữ và đơn giản hóa các từ có sẵn bắt đầu, nhằm cải thiện cho ngôn ngữ của người Thổ trở nên dễ lãnh hội và bao hàm toàn ý hơn.

Song song với những thay đổi, Mustafa Kemal còn đặc biệt nhấn mạnh đến tầm quan trọng của ngôn ngữ và lịch sử của Thổ Nhĩ Kỳ.